5 điều đặc biệt về lăng Khải Định

5 điều thú vị về Lăng Khải Định

Lăng Khải Định là ngôi mộ của ông vua khải Định vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Công trình này được xây dựng trền triền núi Châu Chữ, Huế ngôi một cuối cùng của một vị vua ở Việt Nam. Ngôi Lăng đặc biệt này luôn thu hút các nhà nghiên cứu cũng như du khách thập phương. Và dưới đây là 5 điều thú vị về ngôi lăng Khải Định Huế. 

Thời gian xây Lăng Khải Định kéo dài hơn thời gian trị vì của nhà Vua

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất ( 1931). Trong khi đó thời gian trị vì của vua khải định chỉ kéo dài từ 1916 – 1925. Ông Vua Khải Định mất trước khi lăng mộ hoàn thành 5 năm. 

Lăng vua nhà Nguyễn Nhỏ nhất nhưng lại được xây dựng công phu nhất

Nếu lăng vua Gia Long có chu vi 11.234,40 m, Lăng Minh Mạng có diện tích 18 ha, Lăng Tự Đức 12 ha thì Lăng Khải Định chỉ là 5,6 ha. Tuy nhiên Lăng của các vị tiền bối chỉ mất từ 3 – 7 năm để xây dựng thì Lăng Khải Định mất tới 11 năm. Lăng được xây dựng bởi bê tông sắt thép được nhập từ Pháp và các sành sứ thủy Tinh Màu được xây nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. 

 

Lăng Khải Định là sự kết hợp giữa kiến trúc đông tây

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

  • Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
  • Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
  • Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
  • Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…

Là Lăng duy nhất tiết lộ vị trí thi hài nhà Vua

Nếu các vị vua tiền nhiệm đều giữ bí mật vềvị trí lăng mộ để tránh bị đào trộm cũng như sự trả thù của các triều đại khác thì riêng Lăng Khải Định chúng ta có thể biết chắc chắn vị trí thi hài nằm ở độ sâu 9 m – 11 m cách tượng thờ nhà vua. 

Bức tranh cửu long ẩn vân được vẽ bằng chân

Bức tranh được vẽ bởi nghệ nhân tài ba Pha Văn Tánh, theo lời kể lại, vì vị vua tiêu tốn tiền của của dân chúng để xây dựng công trình riêng cho mình khiến nghệ nhân không phục và vẽ bằng châ. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng ngài đã để lại cho hậu thế một công trình vô song

 

———————————————————————————————————————————–